Xử lý tình huống Các thao tác cơ bản và
cách khắc phục sự cố

Tủ lạnh

Các thao tác cơ bản và cách khắc phục sự cố

  1. Tủ lạnh không làm lạnh
    • Có đang để đồ ăn quá nóng, ấm vào không?
    • Kiểm tra đồ ăn xếp bên trong có bị quá tải không?
    • Cửa thoát khí lạnh có bị tắc do thực phẩm, ... không?(Trong trường hợp tủ lạnh có cửa thoát khí)
    • Có thường xuyên mở và đóng cửa hay không?
    • Núm điều chỉnh nhiệt độ có đang ở vị trí thích hợp không?
    • Nếu thường xuyên đặt núm điều chỉnh nhiệt độ trong ngăn đá ở mức mạnh 『強』, có thể khiến tủ không làm lạnh.
  2. Thực phẩm trong ngăn mát bị đông cứng
    • Có thực phẩm nhiều nước (như đậu phụ,...) ở phía góc trong tủ lạnh (gần cửa thoát khí) không?
    • Núm điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên đặt ở mức mạnh không?
  3. Bị đóng đá, tuyết bên trong tủ
    • Khi độ ẩm cao, sau thời gian dài mở cửa hoặc khi đóng mở cửa thường xuyên có thể làm xuất hiện hiện tượng này.
    • Có đồ vật gì bị mắc kẹt ở cửa, đồ ăn chạm vào cửa tủ làm cửa bị hở hay không?
  4. Bị phát ra tiếng ồn
    • Có được lắp đặt đúng để không bị kênh so với sàn không?
    • Đĩa hứng hơi nước có được đặt chuẩn xác, cố định bên trong không?
    • Tủ lạnh bị đặt sát vào tường không?
    • Có đồ vật nào bị rơi xung quanh tủ lạnh không?

Tiếng ồn khi hoạt động

  • Phát ra tiếng ồn sau khi hoạt động, đây không phải là sự cố hư hỏng.
  1. Các tiếng ồn như "lọc cọc", " rè rè", "lọc cọc",...
    • Đây là âm thanh của chất làm mát (gas) chảy trong thiết bị máy làm lạnh.
  2. Các tiếng ồn như " bíp bíp", "lạch cạch",...
    • Điều này là do bên trong tủ lạnh liên tục co lại và giãn ra do thay đổi nhiệt độ và hoạt động làm mát.
  3. Các tiếng ồn như “ù ù” “vù vù”,...
    • Khi đóng mở cửa, quạt dừng lại, do đó có thể phát ra tiếng ồn khi vận hành. (Trong trường hợp tủ lạnh có quạt)

Cách bảo quản thực phẩm tốt

    • Bọc trong túi ni lông, màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp đậy kín.
      • Ngăn chặn sự bốc mùi và làm khô đồ thực phẩm.
  • Để đồ thực phẩm nóng nguội đi rồi mới cho vào tủ lạnh.
    • Để không bị ảnh hưởng đến thực phẩm khác và tránh lãng phí tiền điện.
  • Những thứ không thích hợp để bảo quản trong ngăn đá.
    • Trứng sống và trứng luộc (trứng sống có vỏ sẽ nứt và trứng luộc có lòng trắng sẽ bị cứng.)
    • Các sản phẩm từ sữa (sẽ bị tách riêng phần chất béo và nước).
    • Rau sống (gobo, fuki ..loại rau có nhiều nước sẽ mất hương vị, và khoai tây, khoai lang, ...sẽ bị chuyển sang màu đen và thối.)
  • Hãy mở và đóng cửa cẩn thận.
    • Nếu để cửa mở trong thời gian dài, hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài.
  • Hãy để lại một khoảng trống.
    • Nếu cho đồ vào tủ quá nhiều, sự lưu thông của không khí lạnh sẽ bị suy giảm và việc làm lạnh sẽ bị yếu.ngoài.
Những thứ không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh.
  • Đồ hoa quả nhiệt đới như chuối chỉ bỏ vào tủ làm mát ngay trước khi ăn.
    Đồ thực phẩm sẽ bị biến chất khi để lạnh trong thời gian dài. Ngoài ra, củ cải và khoai tây có thể bị biến đổi chất.

Cách sử dụng hàng ngày

  1. Cách sử dụng hàng ngày
  • Nhúng khăn mềm vào dung dịch tẩy rửa trung tính đã pha loãng, vắt kỹ, sau đó lau bằng nước rồi lau khô.
  • Việc sử dụng dao hoặc tua vít để loại bỏ sương giá hoặc đá có thể làm hỏng bộ làm mát và gây ra sự cố.

※Những thứ như bên dưới vui lòng không sử dụng.

  • Cồn
  • Bột đánh bóng
  • Bột xà phòng
  • Bàn chải tẩy rửa
  • Miếng chà nồi
  • Nước nóng
    (60 độ trở lên)
  • Dung môi hữu cơ
    (6Chất pha loãng, benzen, chất tẩy, ...)
  • Chất tẩy rửa có tính kiềm và tính kiềm yếu
  • Các vật dụng có thể làm hỏng nhựa, gỗ
Do tủ lạnh bị hỏng nên cho đến khi thay tủ lạnh khác Quý khách không thể bảo quản được thực phẩm trong tủ.

Tìm kiếm đơn giản bằng từ khóa liên quan đến thông tin tìm nhà!
Hãy tìm kiếm câu hỏi thắc mắc hoặc vấn đề đang gặp.

Ví dụ tìm kiếm ) Điều hòa, phục hồi gas, bếp điện, bếp từ IH, vỏ quạt thông gió, đường ống máy giặt, hòm bưu phẩm, máy sấy quần áo trong phòng tắm,v.v.

Nếu Quý khách cho rằng có thứ gì đó 「bị hỏng?」「nguy hiểm?」,
vui lòng liên hệ với trung tâm dịch vụ Leopalace hoặc liên hệ qua『 Form tư vấn』.